Mô hình này giải quyết nhiều nỗi lo của các ông bố bà mẹ khi có con ở độ tuổi thiếu niên ở trong những năm gần đây, đó chính là trường cấp III nội trú là lựa chọn của rất nhiều phụ huynh.

Cập nhập tin tức giáo dục tại: http://vtvhue.vn

Cha mẹ mong muốn con học kỹ năng, rèn tính tự lập

Nếu như xã hội đã quá quen với những trường chuyên lớp chọn, thi cử thành tích cao, áp lực học tập nặng thì trường nội trú được biết đến như một kiểu trường chuyên mới - Trường chuyên kỹ năng sống.

Ở Việt Nam, dù 15 tuổi nhưng học sinh vẫn được chăm sóc, bao bọc bởi gia đình. Nhiều học sinh suốt 12 năm phổ thông chỉ có hai nhiệm vụ ăn và học, các kỹ năng xã hội rất yếu.

Trong môi trường nội trú, học sinh sẽ không còn sống trong vòng tay che chở của bố mẹ mà phải biết tự lập, tự lo cho bản thân mình. Cuộc sống nội trú xa nhà như một xã hội thu nhỏ với nhiều mối quan hệ, có cả niềm vui và có cả những thách thức, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, mỗi bạn sẽ học được cách dung hoà giữa cái tôi và tập thể, tự đúc kết được những kỹ năng sống bổ ích và có thể tự chịu trách nhiệm về bản thân.
Anh Nguyễn Xuân Thái - phụ huynh học sinh Nguyễn Đức Nam (Cầu Giấy) đã tìm hiểu rất kỹ về trường THPT FPT trước khi đăng ký dự thi cho con. Anh cho biết: “Môi trường nội trú ở FPT rất phù hợp để con mình phát triển một cách toàn diện. Với không gian, thời gian tách biệt với gia đình, con sẽ có cơ hội được sống tự lập và rèn luyện bản thân. Ngoài đảm bảo kiến thức, trường cũng hướng đến tăng cường tiếng Anh, phát triển kỹ năng mềm như quản lý thời gian, quản lý tài chính, học cách ra quyết định hay làm việc nhóm với hàng loạt các hoạt động ngoại khoá ngoài giờ học. Với chương trình giáo dục như vậy, con có thể phát triển về mọi mặt để có thích ứng với cuộc sống sau này.”

Cha mẹ bận rộn, không có nhiều thời gian theo sát con

Đối với anh Trần Tuấn Hải, lựa chọn trường nội trú lại đến từ việc vợ chồng anh không có nhiều thời gian để theo sát việc học hành sinh hoạt của các con. “Bản thân anh thường xuyên đi công tác, vợ anh lại có công việc kinh doanh riêng và phải dồn nhiều thời gian chăm sóc con gái nhỏ. Trước đây cậu con trai lớn nhiều khi đã phải tự túc ăn uống, đi học, bố mẹ chỉ đến tối mới có thể kiểm tra bài tập của con. Nay con bước vào 15 tuổi, rất cần nhiều hơn nữa sự quan tâm, chăm lo đời sống học tập, sinh hoạt, tâm lý vì vậy cả nhà đã cùng tìm hiểu và quyết định cho con học nội trú FPT.”

Cuộc sống có nhiều cám dỗ tác động không tốt đến nhân cách của trẻ, trong khi đó công việc bận rộn chiếm khá nhiều quỹ thời gian của các bậc phụ huynh hiện đại. Việc kè kè quản lý con cũng không phù hợp với tâm lý của trẻ ở độ tuổi 15 – luôn mong muốn có một khoảng trời riêng – chính vì thế học nội trú là lời giải hợp lý cho bài toán thời gian cho các “phụ huynh công việc”.
Chị Nguyễn Thanh Hương, phụ huynh học sinh Nguyễn Mai Chi (THPT FPT) chia sẻ: “Con học nội trú tại trường, chị không còn phải vội vã sớm tối đưa đón con đến trường, nhờ người đưa con đi học thêm tiếng Anh, lớp Nghệ thuật, lo ngại vấn đề an toàn giao thông, băn khoăn không biết con có tập trung học hành không hay lại mải chơi nữa. Mọi sinh hoạt ăn uống ngủ nghỉ, học tập của con đều diễn ra theo thời gian biểu và trong khuôn viên trường, có sự quản lý của thầy cô chủ nhiệm, quản nhiệm. Chị có thời gian tập trung hiệu quả cho công việc, cuối tuần con về hai mẹ con ríu rít kể chuyện trường lớp, cùng nhau chia sẻ những sở thích, định hướng.”

Chị Hương cũng bật mí thêm: “Học xa nhà con trưởng thành lên trông thấy, bây giờ bạn ấy có chính kiến riêng chứ không còn bảo gì nghe nấy nữa rồi. Ban đầu thì chị cũng hơi bất ngờ một chút nhưng giờ chị cũng đã học cách nói chuyện với con thẳng thắn, do vậy thời gian bên con ít hơn trước nhưng khá hiệu quả.”

Cha mẹ mong muốn con “cai” game

Những gia đình có con trai độ tuổi 15 đều lo sợ con mải chơi game mà sao nhãng học tập. Bố mẹ nào có con trót “nghiện” game thì lại càng vất vả: theo sát giờ con đi học xem có tan học, trốn học vào hàng game không? Tối đến tắt wifi, lập giờ giới nghiêm sử dụng máy tính… Một số ít phụ huynh gửi gắm con học nội trú để mong con có thể tránh xa game.

Tại THPT FPT, trường chủ trương không cấm học sinh chơi game. Game cũng là một cách giải trí lành mạnh nếu không quá ham mê làm ảnh hưởng đến học tập, sức khỏe. Tuy nhiên nhà trường quản lý học sinh chơi game bằng thời gian và không gian. Chỉ có giảng đường và một số quán café trong khuôn viên trường mới có wifi, ký túc xá không có wifi. Trong giờ học, học sinh được dùng máy tính vào mục đích học tập, giáo viên phụ trách lớp sẽ chú ý việc sử dụng máy tính của học sinh.

Bên cạnh đó, nhà trường có hơn 20 câu lạc bộ sở thích, học thuật… khác nhau như: dance, ca hát, bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, vovinam, tổ chức sự kiện… nhằm giúp học sinh sử dụng thời gian vào nhiều hoạt động, trải nghiệm hơn thay vì chơi game.

Nguyễn Hoàng Sơn, học sinh THPT FPT trước đây là một “mọt” game chính hiệu. Trong khi học tại Fschool Sơn bị cuốn hút vào công việc tổ chức sự kiện mà xa game từ lúc nào không hay: “Mình thích làm sự kiện đến nỗi luôn chỉ nhăm nhe trên group đăng tuyển CTV là mình comment đăng ký đầu tiên, cứ làm cứ làm, rồi chẳng biết từ bao giờ mình dứt ra được khỏi cái laptop, khỏi những trò chơi điện tử mà trước đây từng “nghiện”. Dù không được trả công, thậm chí còn bị mắng vì làm chậm hoặc sai công việc, nhưng qua những lần vấp ngã, sai lầm, mình lại được trao cơ hội và làm lại tốt hơn rất nhiều, tích lũy cho bản thân nhiều thứ hơn.
Mỗi gia đình, mỗi phụ huynh có những định hướng riêng để chọn trường cho con. Lựa chọn tốt nhất là sự đồng nhất giữa bố mẹ và con cái dựa trên năng lực, sở thích của con; nguyện vọng, mục tiêu phát triển cho con và điều kiện, hoàn cảnh gia đình.

Xem thêm: Tốt nghiệp văn bằng 2 Cao đẳng Dược TPHCM được cấp bằng chính quy không?.
Nguồn: Dantri.com.vn

View more the latest threads: